Fun: Hôm nay lạnh 0 độ C, ngày mai lạnh gấp đôi thì nhiệt độ sẽ là bao nhiêu?



* Hoàng Vũ Nguyên: Đổi 0°C = x°K xong tự tính đi

* Em Quyết See Tình: Thì vẫn là 0

* Đặng Hùng: Thì 2 lần 00 độ C thôi

* Phạm Hoàng Khánh: 64 độ F

* Diễm Quỳnh: Nắng chang chang bảo 0°C

* Tuan Hung: Vẫn k bằng sự lạnh lùng của em

* Anh Hao Do: Chắc là 0°/2 =∩° ấy

* Cuộc Sống Mà: Là bằng 00 độ C vậy mà cũng k biết

* Hoàng Long: Theo vfacts thì 273,15 độ C vào ngày mai

* Phạm Hoàng Phú: Tầm âm 136,6°

* Phạm Ngọc Báu: 0 độ C = 273,15 độ K, lạnh gấp 2 lần tức là: 273,15 độ K / 2 = 136,575 độ K, 136,575 độ K ~ - 136,575 độ C

* Bảo Lamm: 0 độ C = 32 độ F mà 32 độ F . 2 = 64 độ F

* Ngoc Hoa: Vẫn thế vì cái gì nhân cho 0 vẫn bằng 0

* Đỗ An Nguyên: Nhiệt độ không phải là đại lượng có thể đem nhân lên được

* Minh Uỷn: Thì đc nghỉ học nha

* Huỳnh Thành: 0 độ C=32 độ F, gấp đôi là 32 x 2=64 độ F, 64 độ F=17.7 độ C => Lạnh gấp đôi 0 độ C là 17.7 độ C

* Tiến Bùi: Thực ra thì câu hỏi nó đã có vấn đề rồi

* Dang To: Vẫn 0 độ và quần áo mỏng 1 nửa so với quần áo mặc bữa trước

* Hoằng Thượng: Ờm thì... Chính xác sẽ là không có đáp án, nhưng không phải là do sự khác nhau về cách đo trong mỗi thang đo nhiệt độ, mà mấu chốt nằm ở trong câu hỏi trong ảnh. Nếu hiểu một cách đơn giản hóa vấn đề, có thể hiểu rằng người trong ảnh "ngụ ý" nhiệt độ ngày mai thấp gấp đôi hôm qua, ta sẽ đổi 0°C về thang đo tuyệt đối Kelvin do thang đo có tuyến tính (thang Celsius và Fahrenheit không tuyến tính) sẽ bằng 273,15K, chia đôi được ~137K(~-136°C). Vậy là ta có kết quả là mai lạnh gấp đôi thì mai -136°C. Tuy nhiên như đã nói từ đầu, trong hình không hề nói về việc tăng giảm nhiệt độ, mà là về cảm nhận về nhiệt. Đó chính là vấn đề, dựa vào cảm nhận về nhiệt không thể suy ra chính xác về nhiệt độ trên bất kì là thang đo nhiệt nào, bởi vì nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Độ ẩm không khí(Tính chỉ số nhiệt độ biểu kiến). Thời gian tiếp xúc. Tình trạng sức khỏe(bệnh tật, hiệu quả tự sưởi ấm,...). Sự thích nghi,... Do cần quá nhiều yếu tố, nên việc tính toán chỉ số nhiệt độ biểu kiến(nhiệt độ không khí theo cảm nhận thực) là bất khả, chưa kể là sai số của phép tính, và môi trường tiếp xúc cũng là các yếu tố tạo ra sự chênh lệch giữa chỉ số nhiệt độ biểu kiến và cảm nhận thực tế. => Tổng kết lại là: thiếu dữ kiện + sai số phép đo = không thể tính toán

* Hoàng Đình Việt: Khi nói về việc "lạnh gấp đôi" nhiệt độ, nghĩa là nhiệt độ sẽ tăng/giảm gấp đôi so với nhiệt độ hiện tại. Điều này thường ám chỉ sự biến đổi nhiệt độ tương đối, không phải là một phép tính chính xác. Ví dụ, nếu nhiệt độ hiện tại là 0 độ C, khi nói "lạnh gấp đôi", có thể hiểu là nhiệt độ ngày mai sẽ là -2 độ C, nhân đôi giá trị hiện tại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là một ước lượng tương đối dựa trên sự so sánh và không phải là phép tính chính xác dựa trên quy tắc khoa học cụ thể.

Ngoài ra, nhiệt độ cụ thể của một ngày được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, mùa, điều kiện thời tiết và hệ thống khí quyển. Do đó, việc ước lượng nhiệt độ trong tương lai dựa trên sự "lạnh gấp đôi" cần được xem như một ước lượng đơn giản và không chính xác hoàn toàn.

* Vũ Kiệt: 0 độ C tức là 273 độ K, bạn lạnh gấp đôi thì tức là năng lượng truyền ra ngoài nhanh gấp đôi thì lúc đó ta sẽ có một hệ phương trình theo cấp số nhân tính ví dụ nhiệt độ cơ thể trung bình là 37 độ C 273 độ K thì bạn sẽ mất đi lượng nhiệt bằng trung bình cộng 2 nhiệt độ này lại theo nguyên lý bảo toàn năng lương bỏ qua việc bạn có thể tạo ra thêm năng lượng và giả sử hệ năng lượng của bạn đc bảo toàn và phải tính đến nhiệt độ cảm nhận tức là dù ngoài trời 34 độ nhưng đối vs cơ thể 37 độ thì vẫn tính là lạnh sau đó thời gian tiêpa xúc lẫn vật chất truyền tải giả sử ở da ra không khí thì tỉ lệ truyền đạt năng lượng sẽ chậm hơn khi da ướt hoặc tiếp xúc kim loại sau khi lập một hệ tính toán chính xác thì djtme bạn còn đọc được tới đây thì bạn là loại gì không phải người rồi.

* Trinh Ngminh: "Lạnh gấp đôi" này chắc phải theo "hàm log" hay gì đó chứ cứ /2 ntn thấy k ổn

* Triệu Huyền: Hôm nay nóng mà?

...




Xem thêm