![]() |
Đất Bình Thuận khi xưa thuộc tiểu quốc Panduranga của Chiêm Thành, do chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Địa giới của tỉnh Bình Thuận hiện tại, trước năm 1975 bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ: tỉnh Bình Tuy ở nửa phía tây nam và tỉnh Bình Thuận nửa phía đông bắc của tỉnh hiện nay. Bình Thuận hiện nay là tỉnh ven biển cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Phan Thiết. Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có sân golf 18 lỗ: và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn. Mũi Né, Phan Thiết được công nhận là khu du lịch Quốc Gia. Năm 2025 Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện: Thành phố Phan Thiết là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nổi tiếng với các bãi biển đẹp và các điểm du lịch như Mũi Né, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Thành phố được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 4 xã. Thị xã La Gi nằm ở phía Nam của tỉnh, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là về công nghiệp chế biến và ngư nghiệp. Thị xã này gồm 5 phường và 4 xã. Huyện Bắc Bình Là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, phát triển về nông nghiệp và công nghiệp. Huyện này gồm 2 thị trấn và 16 xã. Huyện Đức Linh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, nổi bật với các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp. Đức Linh gồm 2 thị trấn và 10 xã. Huyện Hàm Tân là huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế, với nhiều xã và thị trấn. Hàm Tân có 1 thị trấn và 9 xã. Huyện Hàm Thuận Bắc là huyện phát triển mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là cây thanh long. Hàm Thuận Bắc có 2 thị trấn và 15 xã. Huyện Hàm Thuận Nam nằm gần thành phố Phan Thiết, huyện này cũng nổi tiếng với cây thanh long và du lịch sinh thái. Huyện gồm 1 thị trấn và 13 xã. Huyện Phú Quý là huyện đảo duy nhất của tỉnh, với kinh tế chính là ngư nghiệp và du lịch biển. Phú Quý gồm 3 xã. Huyện Tánh Linh là một huyện miền núi với nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Huyện này gồm 1 thị trấn và 12 xã. Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh, nổi tiếng với các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Tuy Phong có 2 thị trấn và 12 xã.
Danh sách tên gọi 45 xã, phường, đặc khu ở Bình Thuận sau sắp xếp bao, dự kiến gồm: * Vĩnh Hảo (Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân). * Liên Hương (Liên Hương, Phước Thể, Phú Lạc, Bình Thạnh). * Tuy Phong (Phan Dũng, Phong Phú có điều chỉnh một phần thôn Nha Mé). * Phan Rí Cửa (Phan Rí Cửa, Hòa Minh, Chí Công, một phần thôn Nha Mé xã Phong Phú). * Bắc Bình (Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Chợ Lầu). * Hồng Thái (Hồng Thái, Phan Thanh, một phần Hòa Thắng). * Hải Ninh (Hải Ninh, Bình An, Phan Điền). * Phan Sơn (Phan Sơn, Phan Lâm). * Sông Lũy (Sông Lũy, Phan Tiến, Bình Tân). * Lương Sơn (Lương Sơn, Sông Bình). * Hòa Thắng (Hòa Thắng, Hồng Phong). * Đông Giang (Đông Giang, Đông Tiến). * La Dạ (La Dạ, Đa Mi). * Hàm Thuận Bắc (Thuận Hòa, Hàm Trí, Hàm Phú). * Hàm Thuận (Thuận Minh, Ma Lâm, Hàm Đức). * Hồng Sơn (Hồng Sơn, Hồng Liêm). * Hàm Liêm (Hàm Liêm, Hàm Chính). * Hàm Thắng (Phú Long, Hàm Thắng, Xuân An). * Bình Thuận (Hàm Hiệp, Phong Nẫm, Phú Tài). * Mũi Né (Mũi Né, Thiện Nghiệp, Hàm Tiến). * Phú Thủy (Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Hài). * Phan Thiết (Phú Trinh, Lạc Đạo, Bình Hưng). * Tiến Thành (Tiến Thành, Đức Long). * Tuyên Quang (Tiến Lợi, Hàm Mỹ). * Hàm Thạnh (Hàm Thạnh, Mỹ Thạnh, Hàm Cần). * Hàm Kiệm (Hàm Kiệm, Mương Mán, Hàm Cường). * Tân Thành (Tân Thành, Thuận Quý, Tân Thuận). * Hàm Thuận Nam (Thuận Nam, Hàm Minh). * Tân Lập (Tân Lập, Sông Phan). * Tân Minh (Tân Minh, Tân Đức, Tân Phúc). * Hàm Tân (Tân Nghĩa, Tân Hà, Tân Xuân). * Sơn Mỹ (Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thắng Hải). * La Gi (Tân An, Tân Thiện, Tân Bình, Bình Tân). * Phước Hội (Phước Hội, Phước Lộc, Tân Phước). * Tân Hải (Tân Hải, Tân Tiến). * Nghị Đức (Nghị Đức, Đức Phú). * Bắc Ruộng (Bắc Ruộng, Măng Tố). * Đồng Kho (Đồng Kho, Huy Khiêm, La Ngâu, Đức Bình). * Tánh Linh (Gia An, Lạc Tánh, Đức Thuận). * Suối Kiết (Suối Kiết, Gia Huynh). * Nam Thành (Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai). * Đức Linh (Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa). * Hoài Đức (Đức Tín, Đức Tài, Đức Hạnh). * Trà Tân (Trà Tân, Đông Hà, Tân Hà). * Đặc khu Phú Quý (Ngũ Phụng, Long Hải, Tam Thanh). Sau khi cả nước thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị 2025, Bình Thuận sẽ sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng thành tỉnh Lâm Đồng mới. |